Bộ Y tế ghi nhận đến 1/10, cả nước đã có 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phổ, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và hiện đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến bệnh Tay chân miệng tăng cao trong thời gian vừa qua là do sự trở lại của chủng virus Enterovirus 71 (EV71) nhóm gen C4. Đây là chủng virus đã gây dịch tay chân miệng lớn trên cả nước những năm 2011, khiến 70.000 người mắc và 145 người tử vong.
Ngoài ra, bệnh Tay chân miệng gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột khác như Coxsackie, Echo. Trong đó, bênh Tay chân miệng gây ra bởi Virus EV71 dẫn đến nhiều biến chứng nặng và gây tử vong.
Nguy hiểm
Bệnh Tay chân miệng thường là một bệnh nhẹ, hầu hết tất cả bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng.
Triệu chứng
Sốt nhẹ 1-2 ngày kèm theo nổi bóng nước thì các bậc phụ huynh cần phải để ý. Còn nếu trước đó trẻ không sốt, nhưng ại bị chảy nước miếng, bỏ ăn, thì phải quan sát kỹ xem trẻ có lở miệng, có nổi nổi đỏ ở lòng bàn tay, bàn tay hay không.
Hoặc khi thấy trẻ sốt cao, khó hạ và cứ hết thuốc hạ sốt lại tiếp tục bị sốt, hay như trẻ sốt 2 ngày, có biểu hiện ói, thì chắc chắn phải đưa trẻ đi khám vì khi đó có thể trẻ đã mắc bệnh.
Biến chứng
Bệnh tay chân miệng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Nếu con bạn bị tay chân miệng, đang thiu thiu ngủ mà bị giật mình chới với, đặc biệt trong 30 phút mà giật mình 2 lần trở lên, thì chắc chắn đã bị biến chứng tay chân miệng.
Bình luận
Để lại bình luận