ĐẠI DỊCH COVID 19 TRỞ THÀNH CHỦ ĐỀ TẠI PHIÊN TRANH LUẬN ĐẦU TIÊN GIỮA DONALD TRUMP VÀ JOE BIDEN TRONG CUỘC ĐUA BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2020.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden diễn ra vào sáng ngày 30/9 (theo giờ Việt Nam) tại Cleveland, Ohio, Mỹ. Đây được đánh giá là một sự kiện quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, sẽ có nhiều tác động tới lá phiếu của cử tri Mỹ.

 

Đại dịch Covid 19 đang là thách thức kinh tế và y tế lớn nhất cho nước Mỹ kể từ Thế chiến thứ II. Chính vì thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, đại dịch Covid 19 đã trở thành một trong sáu chủ đề lớn tranh luận trực tiếp giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ.

Covid 19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 200,000 công dân Mỹ cùng với đó là gánh nặng đè lên hệ thống y tế, đặc biệt là thiếu các thiết bị y tế chăm sóc, bảo hộ. Đặc điểm của hệ thống y tế Mỹ là sự pha trộn của các nguồn lực công và tư, là một trong những nước có thu nhập cao duy nhất nhưng không đạt được độ bao phủ BHYT toàn dân, khoảng 8,5% dân số không có BHYT. Đạo luật Chăm sóc với giá cả phải chăng năm 2010 (Affordable Care Act) yêu cầu hầu hết người Mỹ phải có BHYT, nhưng yêu cầu này đã bị chính quyền của Tổng thống Donald J. Trump loại bỏ vào năm 2019. Bảo hiểm tư nhân, dựa trên chủ lao động hoặc mua riêng lẻ, chiếm 2/3 dân số, trong khi 1/3 số người còn lại được bảo hiểm bởi các chương trình bảo hiểm công cộng bao gồm các chương trình Medicare, Medicaid và cựu chiến binh. Trợ cấp y tế thường bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm các gia đình có thu nhập thấp và Medicare chi trả cho những người trên 65 tuổi và một số người khuyết tật. Người Mỹ chi tiêu nhiều cho chăm sóc sức khỏe và cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào thuộc khối OECD. Trung bình mỗi người dân phải chi trả 10.000 đô-la mỗi năm và gần 17% GDP của Hoa Kỳ đã được chi cho y tế (năm 2018). Sau khi ghi nhận trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên vào cuối tháng 1, Mỹ đã cấm du khách đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, Chính phủ liên bang đã thất bại trong việc thực hiện kế hoạch và để dịch bùng phát rộng hơn. Mặc dù được xếp hạng là nước có chuẩn bị tốt nhất cho đại dịch, nhưng đã không tăng cường năng lực trong các bệnh viện cũng như không tăng cường đáng kể sản xuất vật tư y tế. Một số tiểu bang, chẳng hạn như California, đã thực hiện các biện pháp cách ly xã hội sớm và đã thành công hơn trong việc kiềm chế vi-rút lây lan. Xét nghiệm chẩn đoán ban đầu được thiết kế bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã bị lỗi làm trì hoãn xét nghiệm trên toàn quốc trong nhiều tuần và ngăn các quan chức y tế có một bức tranh chính xác về dịch bệnh lây lan. Đến giữa tháng 4/2020, số trường hợp tử vong và số mắc do COVID-19 tại Mỹ đã ở mức cao nhất trên thế giới. Tổng thống Mỹ đã sử dụng quyền hạn khẩn cấp để buộc các công ty tư nhân sản xuất máy thở cho bệnh nhân và khẩu trang cho nhân viên y tế. Đây cũng là vấn đề được đem ra tranh luận tại phiên đối đầu này.

Và để phục hồi nền kinh tế đang bị khủng hoảng nghiêm trọng, các chuyên gia Mỹ cũng đang chạy đua để tìm ra vaccine ngừa Covid 19. Thế nhưng thời điểm nào có vaccine vẫn đang là chủ đề nóng để hai Ứng viên Tổng thống chỉ trích nhau. Trong khi Tổng thống Trump nói ông đã trao đổi với các công ty dược và "chúng ta sẽ có vắc-xin sớm hơn rất nhiều". "Đây là vấn đề rất nặng tính chính trị. Vì những người này (ông chỉ qua ông Biden) sẽ biến nó thành chính trị thay vì cứu sống người khác... ".Ông Trump từng nói vắc-xin sẽ có trước ngày bầu cử Mỹ, trái ngược với phát biểu của giới chức y tế liên bang rằng nghiên cứu chỉ có thể hoàn tất trong năm sau. Ông Biden lập luận không thể tin tưởng Tổng thống Trump về vấn đề Covid-19 vì ông Trump đã từng nói người Mỹ có thể tự bảo vệ mình bằng cách uống chất khử trùng. Trước đó, Tiến sĩ Anthony Fauci - giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cố vấn về Covid-19 của Nhà Trắng, cho rằng Mỹ chưa thể sẵn sàng phân phối vaccine Covid-19 trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3/11. Kết quả một cuộc khảo sát do YouGov thực hiện mới đây cho thấy nhiều cử tri Mỹ cũng nghi ngờ việc vaccine Covid-19 có trong năm nay. Hầu hết các cử tri đều thể hiện lo ngại rằng vaccine nếu hoàn thiện và được cung cấp trong năm nay có thể hơi vội vàng. Họ cho rằng nên chú trọng tính an toàn và hiệu quả của một thành quả nghiên cứu khoa học thay vì chỉ tập trung quanh những vấn đề chính trị. Với việc Tổng thống Trump đang bị dẫn điểm trong cuộc bầu cử, đã xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại về việc quá trình cấp phép vắc xin bị tác động tiêu cực từ chính trị. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo và các quan chức chính quyền đã bác bỏ những ý kiến này và nói việc phát triển vắc xin không liên quan đến chính trị.

Dù cuộc đua vẫn chưa ngã ngũ, ai là Tổng thống Mỹ sắp tới vẫn còn là ẩn số thì chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Covid 19 đã giáng đòn mạnh mẽ lên chính nước Mỹ, khiến trọng trách của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ lớn hơn bao giờ hết. Y tế hay hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ đều được biết đến với chất lượng hàng đầu thế giới. Đất nước này tập trung những biện pháp y học tân tiến, những chuyên gia hàng đầu và những dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Hệ thống y tế Mỹ không chỉ nổi tiếng trên toàn cầu mà chính trong người dân Mỹ họ cũng rất ý thức về chất lượng các sản phẩm của họ. Vì thế mà các sản phẩm y tế của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch này như Gel rửa tay sát khuẩn PURELL đã được người dân Mỹ tin tưởng sử dụng. Việc đồng hành trong các phiên tranh cử Tổng Thống Mỹ 2020 để thấy Purell đã và đang giúp nước Mỹ nói riêng và Thế giới nói chung ngăn chặn đại dịch Covid 19.

Đăng bởi CÔNG TY TNHH CAREX lúc .

Bình luận

Để lại bình luận